Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

        Phải mua bảo hiểm bắt buộc cho công trình
        Nghị định 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13/11/2015 và có hiệu lực ngày 10/02/2016: Quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, nêu rõ: trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng; Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp. Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp 2 trở lên. Một quy định mới nữa là nghị định này cũng yêu cầu nhà thầu xây dựng lắp đặt phải mua bảo hiểm đối với công nhân thi công trên công trình.
      Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định thời hạn bảo hiểm bắt đầu từ ngày khởi công đến ngày kết thúc nghiệm thu và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra còn có thời gian bảo hành là 12 tháng hoặc 24 tháng tùy theo hạn mục công trình.
     Trong thời gian bảo hiểm công trình có hiệu lực, Công ty bảo hiểm có trách nhiệm xem xét giải quyết bồi thường sau khi có kết quả giám định tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm như thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng bảo hiểm.
     Mức mua bảo hiểm tối thiểu 100 triệu đồng/người/vụ
     Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể với người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động. Công ty bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
     

        Hiện nay, khi sự cố công trình xảy ra, do chủ đầu tư và nhà thầu thi công không mua bảo hiểm cho công nhân nên thông thường các công nhân này và gia đình họ phải chịu thiệt thòi khi không may xảy ra tai nạn thương tật hoặc dẫn đến tử vong.
Do đó, trong nghị định này quy định số tiền bảo hiểm thấp nhất là 100 triệu đồng/người. Mức bồi thường cụ thể trong trường hợp người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (có thể liên hệ điện thoại 0938382646 để nhận được mức bồi thường này).
Vậy phí bảo hiểm chủ thầu hoặc chủ đầu tư phải mua bảo hiểm là bao nhiêu? Vâng, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thông báo phí cụ thể.

Điện thoại liên hệ: 0938382646

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Bảo hiểm cháy nổ

TRONG HĐBH TÀI SẢN, GIÁ TRỊ BẢO HIỂM; SỐ TIỀN BẢO HIỂM ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
      Gía trị bảo hiểm của tài sản là giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm giao kết HĐBH. Gía trị bảo hiểm được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau.
- Với tài sản mới, giá trị bảo hiểm khi mua bảo hiểm tài sản được xác định bằng giá trị mua mới trên thị trường cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt hoặc chi phí làm mới, xây dựng mới tài sản.
- Với tài sản đã qua sử dụng, giá trị bảo hiểm của tài sản có thể xác định bằng giá trị còn lại( nguyên giá tài sản trừ đi khấu hao). Giá trị đánh giá lại( theo kết luận của hội đồng thẩm định giá hoặc các chuyên gia giám định độc lập), hoặc theo cách khác.

      Số tiền bảo hiểm của tải sản là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu và CTY bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cho tài sản. Căn cứ để thỏa thuận số tiền bảo hiểm trong HĐBH tài sản là giá trị bảo hiểm. Người được Bảo hiểm và Cty bảo hiểm không được thỏa thuận để bảo hiểm cho tài sản với số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là căn cứ để Cty bảo hiểm định phí bảo hiểm và xác định trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Bảo hiểm trách nhiệm trong khám chữa bệnh

Ai phải mua?
Tiếp theo những lại hình bảo hiểm mà Nhà nước bắt buộc mua như Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới, tàu thuyền, máy bay; Bảo hiểm xây dựng lắp đặt đối với bên thứ ba; Bảo hiểm tai nạn lao động trong các ngành khoán sản, xây dựng... thì đến hết tháng 12 năm 2015 tất cả các Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam đều phải mua bảo hiểm trong khám bệnh, chữa bệnh.
                                                                       Ảnh từ internet
Trích Nghị định số: 102/2011/NĐ-CP của chính phủ Về Bảo hiểm trách nhiệm khám chữa bệnh
BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 4. Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm đối với tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh do sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra bởi lỗi sơ suất, bất cẩn của người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gây ra cho người bệnh. Các trường hợp khác do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và doanh nghiệp bảo hiểm tự thỏa thuận.
Điều 5. Mức trách nhiệm bảo hiểm
1. Mức trách nhiệm bảo hiểm cho mỗi vụ khiếu nại thuộc phạm vi bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm phải trả nhưng không vượt quá tổng mức trách nhiệm bảo hiểm đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Mức trách nhiệm bảo hiểm bao gồm cả chi phí pháp lý trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chi trả theo quy định của pháp luật.
2. Tổng mức trách nhiệm bảo hiểm đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là tổng số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm phải trả theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được chủ động thỏa thuận phí bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở đánh giá rủi ro của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và những yếu tố liên quan.
Điều 6. Nguyên tắc bồi thường
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở:
a) Đơn khiếu nại của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh xảy ra đối với người bệnh trong phạm vi bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định này.
c) Tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh xảy ra trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Các trường hợp khác do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường đối với các khiếu nại phát sinh từ các nguyên nhân xảy ra trước thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hoặc đang được giải quyết bởi doanh nghiệp bảo hiểm khác trừ trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự ý thương thảo, thỏa thuận bồi thường cho mỗi khiếu nại thuộc hợp đồng bảo hiểm mà chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm trả tiền bồi thường cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ hoặc thu hồi Giấy phép hoạt động hoặc có sự chấp thuận khác bằng văn bản giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.
Điều 7. Hồ sơ bồi thường
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
1. Thông báo tai biến và yêu cầu bồi thường của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Đơn khiếu nại của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Kết luận của hội đồng chuyên môn. Trường hợp không có kết luận của hội đồng chuyên môn thì phải có hồ sơ, chứng từ y tế chứng minh nguyên nhân tai biến.
4. Bản sao hồ sơ bệnh án và các chứng từ có liên quan để làm căn cứ trả tiền bồi thường.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh.
b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
c) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm mức phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm.
d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời theo hợp đồng bảo hiểm.
đ) Được quyền thương thảo thỏa thuận bồi thường với người bệnh theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Cung cấp đầy đủ và trung thực những nội dung theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh.
b) Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp bảo hiểm kiểm tra tình trạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trang thiết bị hành nghề trước khi ký hợp đồng bảo hiểm.
c) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng đã thỏa thuận.
d) Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng, giảm các rủi ro được bảo hiểm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để áp dụng mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
đ) Cung cấp hồ sơ bồi thường theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm:
a) Yêu cầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp đầy đủ và trung thực những thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm; xem xét tình trạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi ký hợp đồng bảo hiểm.
b) Yêu cầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nộp thêm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm.
c) Yêu cầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp đầy đủ hồ sơ bồi thường theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
d) Từ chối giải quyết bồi thường đối với những trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này và theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
a) Tư vấn và cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và giải thích rõ Quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm xác định việc giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số tiền chênh lệch cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
c) Bồi thường đầy đủ và kịp thời theo hợp đồng bảo hiểm cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
d) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ bồi thường theo quy định tại Điều 7 Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thương thảo, thỏa thuận bồi thường cho người bệnh. Sau 07 ngày nếu doanh nghiệp bảo hiểm không có ý kiến thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền thương thảo, thỏa thuận bồi thường cho người bệnh.
đ) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trừ trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận khác.
e) Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trích một phần doanh thu thực thu phí bảo hiểm gốc bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh để xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Tài chính hướng dẫn mức trích, cơ chế quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh.
g) Thực hiện chế độ báo cáo nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nguồn kinh phí mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh.
1. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập kinh phí mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự chi trả.
2. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là đơn vị sự nghiệp công lập mà nguồn thu sự nghiệp bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên thì kinh phí mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh được sử dụng trong nguồn thu sự nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp và đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì kinh phí mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh được sử dụng từ kinh phí ngân sách nhà nước cấp."                          

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Xem giải cứu người trên tầng 26 của tòa nhà đang cháy ở TP. HCM

http://congtybaohiem24h.com/
Chuyên nhận bảo hiểm tòa nhà có tầng hầm, chung cư, nhà phố khu dân cư cao cấp, trung tâm thương mại, văn phòng công ty, trụ sở doanh nghiệp

Bảo hiểm xây dựng cho Công ty xây dựng An Bình

http://congtybaohiem24h.com/bao-hiem-cong-trinh-xay-dung.html

Chuyên nhận bảo hiểm mọi rủi ro trong thời gian thi công các công trình xây dựng bao gồm bảo hiểm trách nhiệm cho nhà thầu trong việc thi công công trình đối với bên thứ ba (bao gồm về người và tài sản).

Ngoài ra, chúng tôi còn nhận bảo hiểm trách nhiệm cho kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn đối với một công trình cụ thể nào đó hoặc cho cả năm đối với đơn vị thiết kế (bao gồm bảo hiểm riêng cho việc thiết kế hoặc giám sát hoặc cả việc thiết kế và giám sát).

Tham khảo tại website: http://congtybaohiem24h.com/