Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

Hệ thống truyền lực trong động cơ xe ô tô


 Không có hệ thống truyền lực đồng nghĩa với không có cơ bắp để di chuyển:
Hệ thống truyền lực trên ôtô bao gồm tập hợp các cơ cấu, các cụm nối từ động cơ đến bánh xe chủ động có nhiệm vụ:
Truyền, biến đổi mômen quay số vòng quay từ động đến bánh xe chủ động đảm bảo phù hợp giữa chế độ làm việc của động với mômen cản sinh ra trong quá trình ô chuyển động.
Cắt đường truyền mômen trong thời gian dài khi động vẫn hoạt động.
- Đổi chiều chuyển động ô .
. Ly hợp
. Hộp số
. Các đăng
. Cầu chủ động
. Bánh xe chủ động

Hình minh họa xe bị đá văng

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Lý do từ chối bán bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Theo nghị định số 23/2018/NĐ-CP, ngày 23/02/2018

Tại điều 3 của Nghị định này có nêu:
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong các trường hợp sau:
Cơ sở chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật.
Cơ sở không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đã quá 01 năm tính từ thời đim lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Cơ sở đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy."

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

Bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ

Trong bảo hiểm tài sản phi hàng hải, khi bảo hiểm dưới giá trị (under insurance), tức là khi ký hợp đồng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị tài sản được bảo hiểm thì công ty bảo hiểm áp dụng nguyên tắc bồi thường theo tỷ lệ (subject to average), nghĩa là người được bảo hiểm sẽ được xem như tự bảo hiểm phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và giá trị của tài sản được bảo hiểm và công ty bảo hiểm chỉ bồi thường tổn thất theo tỷ lệ giũa số tiền bảo hiểm và giá trị thức tế của tài sản được bảo hiểm.


Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự được hiểu như thế nào?
Trước hết ta phải hiểu cụm từ "Nghĩa vụ dân sự"
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải  chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền). Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong các hậu quả pháp lý theo quy định về TNDS có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo điều 307, mục 3, chương XVII, Bộ Luật dân sự CHXHCN Việt nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần:
-         Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút.
-         Trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần: người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được bảo hiểm phát sinh theo quy định về TNDS của luật pháp được hiểu là đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm TNDS.
(Sư tầm luật bảo hiểm phi nhân thọ)