Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021

Không thể trì hoãn 5 quy định sau đối với chủ xe cơ giới

 5 quy định đối với ô tô và người dùng cần lưu ý, chỉ còn 5 ngày nữa sẽ hết hạn:

- Xe ô tô đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều đời chủ nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển nhượng sẽ chỉ còn được giải quyết đăng ký, sang tên đến hết ngày 31/12/2021.

- Đối với xe đang hoạt động kinh doanh vận tải trước ngày 01/08/2021 thì cần phải thực hiện đổi sang biển số vàng trước ngày 31/12/2021.

- Trước ngày 31/12/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 09 chỗ trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong quá trình tham gia giao thông.

- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách đã được cấp phù hiệu, biển hiệu thì phải có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, gường nằm (trừ xe buýt nội tỉnh).

- Ngày 31/12/2021, chính là ngày cuối cùng được miễn phí sử dụng phí đường bộ đối với ô tô kinh doanh vận tải vận tải.

Nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện chưa kịp trước giờ G 31/12/2021 thì sẽ bị phạt thật nặng bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền khi bị kiểm tra.



Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021

Ô tô bị thiệt hại do thiên tai có được bảo hiểm bồi thường không?

   Trước tình hình mưa bão và thời tiết cực đoan như hiện nay thì không tránh khỏi những thiệt hại cho xe ô tô khi tham gia giao thông như bị cây ngã đổ trè,vật lạ rơi trúng lên xe. Cho nên khi bạn đang sở hữu sản phẩm bảo hiểm vật chất xe thì đây là lá chắn cuối cùng để sữa chữa lại chiếc xe của mình mà tiền bồi thường được công ty bảo hiểm chi trả.

   Theo Quy tắc bảo hiểm vật chất xe MIC, tại Điều 10 Phạm vi bảo hiểm thì Công ty bảo hiểm Quân Đội – MIC chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất xe do thiên tai, tai nạn bất ngờ, không lường trước được trong đó bao gồm những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên gây ra, bị các vật thể khác rơi vào.

   Như vậy, việc của bạn cần làm là gì khi không may bị tình huống như trên. Trước hết đảm bảo an toàn tính mạng là trên hết. Sau đó, gọi ngay cho đường dây nóng công ty bảo hiểm MIC là 1900558891 để thông báo tổn thất, đồng thời để Công ty bảo hiểm ghi nhận tổn thất này và có cơ sở bồi thường về sau.

   Hồ sơ mang theo khi hẹn địa điểm giám định và sửa chữa (thường là hãng xe) bao gồm những gấy tờ sau cung cấp cho bộ nhân viên giám định:

-         - Thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thường (các công ty bảo hiểm đều có mẫu sẵn cho người khai)

-         - Các giấy tờ liên quan đến xe: Giấy chứng nhận bảo hiểm (trường hợp mua bảo hiểm điện tử thì người giám định tự tra lấy trên hệ thống điện tử của MIC); Cavet xe; Đăng kiểm xe; Giấy phép lái xe.

    Tóm lại, xe ô tô có mua bảo hiểm vật chất xe bị thiệt hại do thiên tai thì được công ty bảo hiểm bồi thường.

(ảnh báo Ngôi sao)


Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

Hết hạn đăng kiểm vì dịch, ô tô không may bị tai nạn thì có được bảo hiểm bồi thường?

 Mời bạn xem bài viết sau:

"Bảo hiểm ôtô là loại bảo hiểm đang được rất nhiều người tham gia để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro cho chính bản thân và chiếc xe của họ. Có 4 loại bảo hiểm cho xe hơi để chúng ta lựa chọn mua: Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe; bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới; bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe.

Hiện, nhiều người quan tâm đến vấn đề quyền lợi bảo hiểm khi xe bị tổn thất trong thời gian hết hạn đăng kiểm. Giải thích vấn đề này, theo ông Nguyễn Khắc Xuân - CEO Công ty TNHH Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm Infair, có 2 trường hợp cụ thể để chủ xe biết mình có được hưởng quyền lợi bảo hiểm hay không.

Ông Xuân cho biết, đối với trường hợp ôtô bị tổn thất vật chất khi đang tham gia giao thông, chủ xe sẽ không được hưởng bồi thường bảo hiểm vì nằm trong loại trừ. Ngược lại, ôtô bị tổn thất trong bến bãi, không tham gia giao thông, chủ xe vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm như bình thường.

Ngoài vấn đề bảo hiểm, xe lưu thông trên đường nếu quá hạn đăng kiểm sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể, tại khoản 5 Điều 16 của Nghị định 46/2016 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phạt tiền 4-6 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng đối với người điều khiển xe quá hạn kiểm định hết hạn từ một tháng trở lên hoặc không có tem kiểm định". TheoThanh Thư - Báo Vnexpress

Đó là nhận định của người viết báo. Còn đối với người trong nghề, chuyên viên tư vấn bảo hiểm thì nhận định việc ô tô không may bị tại nạn khi tham gia giao thông mà hết hạn đăng kiểm vì lý do giãn cách xã hội - đại dịch Covid-19 có được công ty bảo hiểm xét bồi thường bảo hiểm vật chất xe không? 

Xem Bảo hiểm vật chất xe tại website sau: baohiemruiro.vn 



Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

Dự thảo quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

 " Hiện nay, ngày càng có nhiều cơ sở tiềm ẩn nguy hiểm cháy nổ quy mô lớn, trong khi trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó cần phải đầu tư tăng cường mua sắm trang thiết bị hiện đại.

Nghị định 23/2018/NĐ-CP năm 2018 quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để thực hiện bảo hiểm với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ, tuy nhiên, một số quy định đã không còn phù hợp, đặc biệt, Nghị định số 79/2014 quy định về danh mục cơ sở có nguy cơ cháy nổ đã được thay thế bằng nghị định 136/2020 nên nghị định số 23/2018 không còn phù hợp.

Từ thực tế đó, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018 quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Tăng mức chi Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để trang bị phương tiện PCCC đáp ứng với tình hình phát triển của xã hội

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018 về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do Bộ Tài chính soạn thảo gồm: 3 Điều, hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có cơ sở có nguy cơ cháy nổ và doanh nghiệp bảo hiểm trong việc xác định mức phí bảo hiểm cháy nổ và giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ.
Cụ thể, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 Nghị định số 23/2018 sửa thành “Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy”. Quy định này khác với Nghị định 23/2018 ở chỗ, khi các nghị định quy định danh mục cơ sở phòng cháy được sửa đổi, thì tự động chuyển đổi áp dụng, không phải sửa nghị định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Về mức phí bảo hiểm, dự thảo nghị định quy định: Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân) thì doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Về giấy chứng nhận bảo hiểm, dự thảo Nghị định quy định: doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, kể cả giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử cho bên mua bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung như: Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm; Thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nào; Tài sản được bảo hiểm...

Đặc biệt, dự thảo nghị định cũng quy định kinh phí hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tăng lên đáng kể. Cụ thể, thay vì mức 40% như trước đây, dự thảo Nghị định quy định chi cho nội dung này không vượt quá 65% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Ngoài việc sửa đổi, bổ sung môt số quy định cho phù hợp, dự thảo nghị định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc còn bãi bỏ một số quy định như: bãi bỏ Phụ lục I về Mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc”, “Phụ lục IV về Báo cáo kết quả kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc...

Dự thảo Nghị định Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018 về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã được Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội liên quan và gửi ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Hiện dự thảo nghị định đã được trình Chính phủ xem xét, ban hành."
(theo Phòng cảnh sát PCCC Tp HCM)
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi: Mặc dù dự thảo quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã trình chính phủ xem xét,ban hành nhưng với tình hình dịch bệnh Covid-19 tính đến thời điểm này, tức ngày 12/09/2021, vẫn còn diễn biến phức tạp và chưa được kiểm soát hoàn toàn nhất là địa bàn các tỉnh thành phía nam như TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An thì việc Chính phủ sẽ sớm thông qua và ban hành thì cũng sẽ không được sớm. Ưu tiên hàng đầu như ở TP HCM là chữa trị người mắc Covid-19 không bị tử vong, xét nghiệm toàn dân thành phố, chính ngừa vắc xin cho toàn dân thành phố mũi 1 và phấn đấu tiêm mũi 2 cho những người đã chích mũi 1 tới thời điểm chích, dần kiểm soát dịch để tiếp tục đưa TP HCM về cuộc sống "trạng thái bình thường mới". Một điều mà ít ai nghĩ tới là các doanh nghiệp, họ cũng đang trong giai đoạn khó khăn bởi đại dịch này, chứ chưa dám nói đến là phải phá sản hoặc đóng cửa vĩnh viễn bởi hàng loạt khó khăn chồng chất khó khan. Một số doanh nghiệp “ngủ đông” chờ tình hình dịch bệnh qua đi hoặc có hướng dẩn của cơ quan nhà nước rồi họ tính tiếp; Một số doanh nghiệp sản xuất cẩm chừng, thậm chí có doanh nghiệp chỉ sản xuất hoạt động công suất chỉ còn 20 – 30%; Một số doanh nghiệp đóng cửa hoàn toàn coi như là phá sản; Một số doanh nghiệp và hiệp hội cầu cứu các gói hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm giảm tiền điện, nước, hoãn nộp thuế đã tới hạn, giảm lãi suất ngân hàng hoặc khoan nợ để đó, cho vay gói hỗ trợ mới v.v…
Như vậy, xét trên bình diện tổng thể trước tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và khó lường thì dự thảo quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc chắc cũng chưa được triển khai.

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Tổng hợp các loại hình bảo hiểm tại Việt Nam

Dù bạn là ai, bất cứ thành phần lao động nào, bất cứ độ tuổi nào từ 01 ngày tuổi đến người cao tuổi nhất... thì cũng có ít nhất một trong các loại bảo hiểm được liệt kê sau đây:

BẢO HIỂM Y TẾ (01 ngày tuổi khi xuất viện thì em bé cũng được một suất bảo hiểm y tế)

BHYT được nhà nước phát hành với mục đích chăm sóc sức khỏe cộng động và áp dụng với các đối tượng bắt buộc để chăm sóc sức khỏe của bản thân, người lao động nhưng không vì mục đích lợi nhuận. Hiện nay, cũng có bảo hiểm y tế tự nguyện.

BẢO HIỂM XÃ HỘI: BHXH đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người dân, nó được xem là gói an sinh XH khi về già, hết khả năng lao động hoặc ở độ tuổi về hưu hoặc bị bệnh nghề nghiệp.

BHXH bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Có hai loại bảo hiểm xã hội, loại bắt buộc thường áp dụng cho các DN và loại tự nguyện cho dân lao động tự do hoặc không có hợp đồng lao động. Hai loại bảo hiểm này sẽ có những mức đóng khác nhau. Cũng vì thế mà số tiền chi trả cho những chế độ bảo hiểm của 2 loại bảo hiểm này sẽ khác nhau.

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP: Đây là loại hình bảo hiểm ra đời muộn nhất trong các loại hình bảo hiểm, và được áp dụng từ đầu năm 2009.

BHTN là chế độ bù đắp 1 phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc. Với tình hình đại dịch Covid-19 kéo dài thì bảo hiểm thất nghiệp sẽ cứu cánh phần nào cho người lao động cùng với các gói hỗ trợ khác của nhà nước.

BẢO HIỂM NHÂN THỌ (dành cho NGƯỜI mua đóng tiền phí bảo hiểm với THỜI GIAN DÀI, không bị đứt quãng, nên có nghĩa là NHÂN THỌ)

Cũng là một loại hình bảo hiểm nhân văn nhưng thực tế tại Việt Nam sản phẩm bảo hiểm này bị bóp méo bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, gây ra ít nhiều hình ảnh không đẹp cho những ai ít quan tâm. Tuy nhiên, chắc chắn 1 điều rằng đây là loại hình bảo hiểm sẽ phát triển mạnh và bền vững trong tương lai gần khi mà thu nhập của đại đa số người dân được nâng lên.

Có nhiều sản phẩm BHNT ra đời nhằm đáp ứng hoặc để dễ tiếp cận nhu cầu đa dạng của KH như Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm hưu trí, Bảo hiểm hỗn hợp cho con; Bảo hiểm tương lai vững bền….

Lưu ý: Nếu bạn mỗi lần đóng tiền phí BH thì phải yêu cầu Cty BHNT xuất hóa đơn, lưu lại và đồng thời kiểm tra tình trạng phí đóng của mình ở Cty BHNT, không ủy thác cho bất cứ một cá nhân nào kể cả là người của Cty BHNT.

BẢO HIỂM SỨC KHỎE

Loại hình bảo hiểm chi trả cho người được bảo hiểm không may gặp những rủi ro trong cuộc sống như tai nạn, sức khỏe, ốm đau, tính mạng. Công ty bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.

BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

BHPNT có khá nhiều nghiệp vụ như bảo hiểm tài sản (bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản...); Bảo hiểm hàng hóa XNK; Bảo hiểm xe cơ giới (Bảo hiểm vật chất xe, Bảo hiểm TNDS bắt buộc, Bảo hiểm hàng hóa trên xe...); Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba (Trách nhiệm công cộng, Trách nhiệm sản phẩm....); Bảo hiểm con người phi nhân thọ (Bảo hiểm tai nạn công nhân; Bảo hiểm bệnh ung thư...) .v.v…

Tóm lại: Dù là loại hình bảo hiểm nào đi nữa thì nhìn chung nó có một đặc điểm chung là chia sẻ rủi ro, lấy số nhiều may mắn bồi thường cho số ít kém may mắn.

Vậy bạn liệt kê xem mình đang sở hữu bảo hiểm bảo hiểm cho chính mình và tài sản của mình & doanh nghiệp mình nhé.

Liên hệ tư vấn BHPNT: Công ty Bảo hiểm MIC Bắc Sài Gòn

Địa chỉ: 672 A35 Phan Văn Trị, phường 10, quận Gò Vấp, TP. HCM



Thứ Ba, 7 tháng 9, 2021

Tóm tắt Bảo hiểm Vững tâm Cống hiến

 Thấu hiểu những khó khăn và lo lắng của doanh nghiệp trước đại dịch Covid-19 cho sự an toàn, sức khỏe của cán bộ công nhân viên, người lao động và ít nhiều cũng thể hiện sự quan tâm thêm đối với họ Công ty bảo hiểm MIC phát hành sản phẩm mới - BẢO HIỂM VỮNG TÂM CỐNG HIẾN.

Sau đây là nội dung tóm tắc hợp đồng bảo hiểm VỮNG TÂM CỐNG HIẾN:

Bên mua bảo hiểm: doanh nghiêp/ Người sử dụng lao động

Người được bảo hiểm: Nhân viên có Hợp đồng lao động/Hợp đồng thử việc của Bên mua bảo hiểm hoặc người lao động theo Hợp đồng cho thuê lại lao động giữa Bên mua bảo hiểm và Doanh nghiệp/tổ chức khác theo quy định của pháp luật Lao động Việt Nam.

Điều kiệm tham gia bảo hiểm:

Người được bảo hiểm độ tuổi từ 18 tuổi đến 65 tuổi.

Bên bảo hiểm không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm trả tiền bảo hiểm đối với: Những người thuộc diện nhiễm dịch bệnh, tiếp xúc gần người nhiễm dịch bệnh theo quy định của Nhà nước về phòng chống dịch hiện hành; Những người bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên; Những người bị bệnh thần kinh, tâm thần, phong; Những người đang trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế.

Phạm vi bảo hiểm: Tử vong, thương tật vĩnh viễn do tai nạn; Tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn do ốm đau, bệnh tật, thai sản; Trợ cấp trong thời gian điều trị do ốm đau, bệnh tật, tai nạn (không áp dụng cho thai sản, sinh nở, nhiễm dịch bệnh); Trợ cấp thu nhập trong thời gian bị nhiễm dịch bệnh theo xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc cơ quan thẩm quyền.

Các trường hợp liệt kê sau đây sẽ không thuộc phạm vi bảo hiểm, và được thể liệt kê trong Quy tắc bảo hiểm đính kèm hợp đồng: 

Các trường hợp không phải là Điều trị Nội trú;

Điều trị tại phòng mạch Bác sỹ tư; điều trị tại nhà; tại các spa, viện điều dưỡng an dưỡng hoặc tại những nơi không phải là cơ sở y tế;

Khám sức khỏe định kỳ, khám thai, tiêm chủng;

Mọi rủi ro phát sinh từ, hoặc là hậu quả của Khuyết tật/dị tật bẩm sinh, các bệnh về gen hoặc dị dạng thuộc về gen, tình trạng/bệnh di truyền với các dấu hiệu từ lúc sinh;

Mọi điều trị về răng; điều trị các khuyết tật thoái hóa tự nhiên của mắt hay thoái hóa thính giác;

Điều trị bằng phương pháp ánh sáng xanh;

Điều trị kiểm soát trọng lượng cơ thể (tăng hoặc giảm cân) và hậu quả của nó;

- Trợ cấp trường hợp sinh nở, hay điều trị biến chứng thai sản;

Các điều trị mang tính chất thẩm mỹ và hậu quả của nó bao gồm nhưng không giới hạn ở việc điều trị tăng sắc tố (nám da), điều trị mụn, trứng cá, điều trị chứng rụng tóc…

Yêu cầu bồi thường: Người thụ hưởng hoặc người yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm phải thông báo ngay bằng văn bản (bao gồm cả hình thức email) hoặc điện thoại cho MIC về sự kiện bảo hiểm và nộp hồ sơ bồi thường gồm các chứng từ sau đây trong vòng 180 ngày kể từ ngày chấm dứt việc điều trị, ra viện hoặc tử vong, thương tật vĩnh viễn của người được bảo hiểm.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm

Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo mẫu của Bên bảo hiểm;

Trường hợp tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn cần bổ sung: Giấy chứng tử/trích lục khai tử ghi rõ nguyên nhân tử vong; Hồ sơ bệnh án trước khi tử vong; Bản gốc ủy quyền nhận tiền bồi thường; Xác nhận quyền thừa kế hợp pháp hoặc di chúc, Bản sao công chứng chứng từ chứng minh mối quan hệ của các hàng thừa kế; Văn  bản  chứng minh là Người giám hộ theo quy định pháp luật của Người được bảo hiểm; Bản gốc xác nhận tỷ lệ thương tật vĩnh viễn của Hội đồng giám định y khoa; Biên bản kết luận nguyên nhân tai nạn có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (trường hợp tai nạn); Bản sao công chứng bằng lái xe, đăng ký xe (trong trường hợp người được bảo hiểm lái xe khi xảy ra sự kiện bảo hiểm).

Trường hợp trợ cấp nằm viện điều trị cần bổ sung: Giấy xuất viện; Bảng kê chi tiết viện phí, hóa đơn viện phí.

Trường hợp trợ cấp thu nhập khi nhiễm dịch bệnh cần bổ sung: Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền kết luận là nhiễm dịch bệnh; Xác nhận của nhân sự Bên mua bảo hiểm về thời gian nghỉ điều trị do nhiễm dịch bệnh.

Giấy tờ, tài liệu khác có liên quan đến việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm theo yêu cầu của Bên bảo hiểm  phù hợp với quy định của Quy tắc bảo hiểm và của Pháp luật.