Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Bảo hiểm rủi ro do chiến tranh

Thông thường, nếu hàng hóa của bạn đang mua bảo hiểm vận chuyển bằng đường biển, bất thình lỉnh "chiến tranh" xảy ra giữa Mỹ - Triều, không may hàng hóa mua bảo hiểm ấy cũng bị tổn thất bởi 2 "Ông" này đánh nhau thì có được bảo hiểm bồi thường không?
Cho dù bạn đã mua bảo hiểm hàng hóa với điều kiện bảo hiểm rộng nhất - Bảo hiểm hàng hóa XNK điều kiện A-  như những bài viết trước đề cập thì nếu có "chiến tranh" mà hàng của bạn bị trúng bom, ngư lôi, đạn, tên lửa... thì hàng hóa này cũng không được bảo hiểm bồi thường, trừ khi có thỏa thuận khác. Cụ thể, khi mua bảo hiểm hàng hóa XNK mua thêm điều khoản bảo hiểm bổ sung cho rủi ro chiến tranh thì mới được bảo hiểm xem xét bồi thường theo thỏa thuận đó với điều kiện là bạn phải đóng thêm một phần phụ phí.
sưu tầm - ảnh minh họa


Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh tiền tệ

Theo bạn, các doanh nghiệp bảo hiểm được phép dùng tiền phí bảo hiểm thu theo hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm tai nạn người lao động, bảo hiểm xe ô tô...đã ký với khách hàng có được dùng tiền đó đem đầu tư hay không (ví dụ như chúng ta đi gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng, đầu tư mua cổ phiếu...).
Về bản chất, doanh nghiệp bảo hiểm cũng là đơn vị kinh doanh tiền tệ (thu tiền số đông khách hàng theo hình thức thỏa thuận ký kết trong hợp đồng bảo hiểm và bồi thường cho những khách hàng kém may mắn bị rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm), do đó họ có quyền sử dụng tiền của mình để đầu tư hay tái đầu tư.
 Thật ra trong kinh doanh bảo hiểm cũng có quy định, Điều 98 Luật KD bảo hiểm quy định:
"1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
c) Kinh doanh bất động sản;
d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng."
Ý nghĩa của việc sử dụng vốn này đều mang lại lợi ích chung cho người mua bảo hiểm và cho cả doanh nghiệp bảo hiểm. Vì số tiền phí bảo hiểm thu về chưa phải lúc nào cũng bồi thường cho chính khách hàng đó hay những khách hàng khác ngay nên việc đầu tư sinh lời sẽ không thể lãng phí. Lợi nhuận từ đầu tư sẽ gánh vác một phần chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm làm giảm mức đóng góp của  người tham gia bảo hiểm.
Xem thêm: Bảo hiểm tai nạn lao động
                                                                                                   Ảnh: sưu tầm

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

5 người công nhân bị thương do sập giàn thép

"Ông Phạm Bá Tùng, Phó ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hà Nam, xác nhận khoảng 9 giờ ngày 14.7, tại KCN Châu Sơn xảy ra vụ sập nhà giàn bằng thép rộng khoảng 4.000 m², làm 5 công nhân bị thương, trong đó 2 người bị thương nặng phải chuyển lên cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), số còn lại đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam.
Khu nhà bị sấp là một xưởng có kết cấu giàn thép của Công ty CP Hafprodex, do Công ty CP xây dựng và thương mại Hải Hà thi công. Các cơ quan chức năng của tỉnh đang điều tra làm rõ vụ việc".
theo tin thanhnien điện tử

Bảo hiểm công trình ở thành phố

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Bảo hiểm bồi thường người được bảo hiểm điều kiện bảo hiểm C

Tiếp theo những bài viết trước, những rủi ro gây tổn thất hàng hóa khi mua bảo hiểm điều kiện A hoặc mua bảo hiểm điều kiện B, bài viết này nêu phạm vi bảo hiểm điều kiện C (Institute Cargo Clause C 1/1/82)
Ngoài các rủi ro không được bảo hiểm ở điều kiện B thì ở điều kiện bảo hiểm C, công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất hàng hóa bởi:
- Mất mát, hư hỏng xảy ra do (không nhất thiết là nguyên nhân trực tiếp gây ra): Cháy, nổ; Tàu bị mắc cạn, đắm hoặc lật; Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan, ph­ương tiện vận chuyển đâm va vào bất kỳ vật thể gì không phải là nước (^.^); Khi Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn; Phương tiện vận chuyển đ­ường bộ bị lật đổ (trong điều kiện bảo hiểm DOOR to DOOR).
Mất mát, hư hỏng xảy ra do (phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra): Hy sinh tổn thất chung (*); Nén hàng khỏi tàu.
- Tàu chở hàng được bảo hiểm mất tích (**).


Sau khi nắm được hết tất cả 3 điều kiện bảo hiểm (A), (B), (C) thì điều kiện bảo hiểm (C) có phạm vi bảo hiểm hẹp nhất.
Để dễ hình dung nhất, điều kiện bảo hiểm (A) là CHA điều kiện bảo hiểm (B); điều kiện bảo hiểm (B) là CHA điều kiện bảo hiểm (C).

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Những tổn thất xảy ra được bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Tiếp theo bài viết trước: Những rủi ro được bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu- phạm vi bảo hiểm điều kiện A (Institute Cargo Clause A 1/1/82), bài viết này nêu ra những phạm vi bảo hiểm điều kiện B (Institute Cargo Clause B 1/1/82).
Ngoài những rủi ro được bảo hiểm điều kiện A, người mua bảo hiểm hàng hóa bị tổn thất bởi những nguyên nhân sau thì được bồi thường:
- Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:
+ Cháy hoặc nổ;
+ Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
+ Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan, ph­ương tiện vận chuyển đâm va vào bất kỳ vật thể gì không kể nước;
+ Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;
+ Ph­ương tiện vận chuyển đ­ường bộ bị đổ hoặc trật bánh;
+ Động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh.
 - Những mất mát, h­ư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau: 
+ Hy sinh tổn thất chung;
+ Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn trôi khỏi tàu;
+ Nước biển, nước sông, nước hồ chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, ph­ương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng.
- Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hoặc dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.
         - Hàng hoá được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc ph­ương tiện chở hàng bị mất tích.

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Những rủi ro được bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Trước hết, chúng ta nên xác định mình đang mua bảo hiểm hàng hóa điều kiện nào trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển nói chung.
Trong Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu - Bảo hiểm hàng hóa đường biển thường có 3 điều kiện bảo hiểm là A; B và C.
Bài viết này, dinhbaohiemtaisan soạn ra phạm vi bảo hiểm điều kiện A (Institute Cargo Clause A 1/1/82). Cụ thể là dinhbaohiemtaisan đưa ra những loại trừ không thuộc phạm vi bảo hiểm này, cũng có nghĩa là người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm, trừ các trường hợp dưới đây:
- Những mất mát, hư hỏng hay chi phí được quy là do việc làm xấu, cố ý của người được bảo hiểm;
- Những mất mát, hư hỏng hay chi phí có nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ, dù chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây ra;
- Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do tàu hoặc sà lan không đủ khả năng đi biển và do tàu, sà lan, ph­ương tiện vận chuyển hoặc container không thích hợp cho việc vận chuyển an toàn nếu người được bảo hiểm hay người làm công cho họ được biết riêng về trạng thái không đủ khả năng đi biển hay không thích hợp đó vào thời gian bốc xếp hàng hoá;
- Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do việc đóng gói hoặc chuẩn bị hàng hoá được bảo hiểm không đầy đủ, không thích hợp và do việc xếp hàng hỏng lên tàu.
- Hàng hoá được bảo hiểm bị rò chảy thông th­ường, hao hụt trọng lượng, giảm thể tích thông th­ường hoặc hao mòn tự nhiên;
- Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do chủ tàu, người quản lý, người thuê tàu hay người điều hành tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính gây ra.
- Xếp hàng quá tải (đối với hàng nguyên chuyến) hoặc xếp hàng sai quy cách, không bảo đảm an toàn cho hàng hoá khi vận chuyển;
- Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do chiến tranh, đình công hoặc do khuyết tật vốn có hay tính chất riêng của hàng hoá được bảo hiểm.

Bài viết sau, dinhbaohiemtaisan sẽ liệt kê Institute Cargo Clause B 1/1/82 và Institute Cargo Clause C 1/1/82.

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Hồ sơ yêu cầu bồi thường do cháy nổ

Không may khi tài sản doang nghiệp bị tổn thất thì cần những hồ sơ yêu cầu bồi th­ường đối với bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt là gì?
Nhất thiết phải chuẩn bị và cung cấp cho công ty bảo hiểm gồm các loại giấy tờ chủ yếu sau:
- Thông báo tổn thất (theo mẫu của công ty bảo hiểm)
- Giấy yêu cầu bồi th­ường thiệt hại
- Biên bản giám định thiệt hại hoặc chứng thư­­ giám định của cơ quan chức năng hoặc công ty giám định độc lập;
- Hoá đơn mua tài sản (tài sản mới), hợp đồng xây dựng - lắp ráp nhà xưởng mới, hoá đơn nhập kho (nếu là vật tư­­, hàng hoá) - Nếu không có hóa đơn sẽ được hướng dẫn theo cách khác.
- Hoá đơn, chứng từ pháp lý liên quan đến việc sửa chữa (nếu có);
         - Các chứng từ liên quan đến các chi phí như chi phí dọn dẹp hiện trường,chi phí di dời, chi phí chữa cháy...
Sẽ có hướng dẫn cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt.

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Công nhân nào của doanh nghiệp bạn phải mua bảo hiểm tai nạn lao động

Để mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động, các công việc của công nhân sau nhất thiết phải mua bảo hiểm tai nạn:
Danh mục các công việc đảm bảo an toàn lao động - vệ sinh lao động theo Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
1. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy đóng cọc, máy ép cọc, khoan cọc nhồi, búa máy, tàu hoặc máy hút bùn, máy bơm; máy phun hoặc bơm vữa, bê tông.
2 . Các công việc trên cao, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm, trên sông, trên biển, lặn dưới nước.
3. Xây, lắp ráp, tạo, phá dỡ, vệ sinh và bảo dưỡng các kết cấu hoặc công trình xây dựng.
4. Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị điện; thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện; hàn cắt kim loại.
5. Làm khuôn đúc, luyện, cán, đúc, tẩy rửa, mạ, đánh bóng kim loại; các công việc luyện quặng, luyện cốc; làm các công việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng, lò nung hoặc buồng đốt vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng, luyện cốc, luyện đất đèn; vận hành, sửa chữa, kiểm tra, giám sát, cấp liệu, ra sản phẩm, phế thải các lò thiêu, lò nung, lò luyện. 
6. Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, xẻ, cắt, xé chặt, đột, dập, đục, đập, tạo hình, nạp liệu, ra liệu, nghiền, xay, trộn, cán, ly tâm, sấy, sàng, sàng tuyển, ép, xeo, tráng, cuộn, bóc vỏ, đóng bao, đánh bóng, băng chuyền, băng tải, súng bắn nước, súng khí nén; máy in công nghiệp.
7. Sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.
8. Thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm...).
8. Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu.
9. Khảo sát địa chất, địa hình, thực địa biển, địa vật lý;  Khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí.
10. 
Làm việc ở các nơi thiếu dưỡng khí hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như hầm,  đường hầm, bể, giếng, đường cống và các công trình ngầm, các công trình xử lý nước thải, rác thải; làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại.
11. Lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ máy, thiết bị thu phát sóng có điện từ trường tần số cao.....
 

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Thời hạn công ty bảo hiểm trả tiền bồi thường

Người được bảo hiểm/ người thụ hưởng yêu cầu Công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường được Luật quy định ra sao?
Cụ thể: Nếu trong hợp đồng bảo hiểm không thể hiện rõ thì Quy định bồi thường được thực hiện theo Luật kinh doanh bảo hiểm. Điều 28 luật này quy định: 
Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.
Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.
Tuy nhiên, Quy định thời hạn để người được bảo hiểm phải thông báo cho Công ty bảo hiểm về quyền đòi bồi thường, đồng thời mang tính cấp bách- thời sự, chính xác để Công ty bảo hiểm nắm bắt tình hình cụ thể để giám định xác định tổn thất.

Thông thường, trong hợp đồng bảo hiểm có thể hiện nội dung của thời hạn bồi thường là: Công ty bảo hiểm thực hiện thanh toán số tiền bồi thường trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bồi thường theo phương thức tiền mặt hoặc chuyển khoản.... 

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Mua bảo hiểm cháy nổ - hỏi đáp

>> Trước tiên xin hỏi MIC có được NN cấp phép cung cấp Bao hiem chay no bat buoc hay
>> không và nếu có xin anh gửi cho BQT nhà CT16 1 bản scan
>> chứng chỉ này.
1.      Cơ quan nào có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Nhà nước và khách hàng về việc cấp giấy phép thành lập DNBH?
Điều 62 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động: "1. Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.; 2. Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính của Việt Nam."
2.      Tại sao khách hàng phải mua bảo hiểm đối với một số loại bảo hiểm bắt buộc và Bảo hiểm bắt buộc được áp dụng trong trường hợp nào?
Điều 8 Luât KD BH quy định:
1. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. 
Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Bảo hiểm cháy, nổ.
3. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.”
Điều 5 NĐ 45 quy định:
“1. Doanh nghiệp bảo hiểm được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán bảo hiểm bắt buộc.; 2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm bắt buộc.”
Việc mua bảo hiểm bắt buộc được quy định theo pháp luật hiện hành, là công dân chung ta phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Đồng thời mua bảo hiểm bắt buộc chúng ta góp phần bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.

>> Ngoài ra liên quan đến bản chào phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc anh gửi mong anh giải thích
>> thêm về quyền lợi của người đóng BH:
>> 1/ Sự khác biệt về mức đền bù khi xảy ra sự kiện BH cháy
>> nổ đối với người đóng BH theo 3 mức :10 tỷ ; 20 tỷ và 30 tỷ
>> là gì  ? Liệu số tiền BH cao hơn+phí đóng BH nộp cao hơn thì
>> số tiền tối đa được đền bù thiệt hại khi xảy ra cháy nổ cao
>> hơn không ?
Nói về sự khách biệt thì không có sự khách biệt – công ty bảo hiểm nào cũng vậy. Mua bảo hiểm ở mức nào thì bồi thường ở mức đó. Tuy nhiên, nếu mua bảo hiểm (số tiền bảo hiểm –STBH) đúng giá trị tài sản thì bồi thường theo đúng giá trị tài sản tham gia bảo hiểm; mua bảo hiểm dưới giá trị tài sản thì bồi thường theo tỷ lệ. 

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy nhanh gọn

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy bột CO2:

Bình chữa cháy CO2  loại bình chữa cháy xách tay bên trong chứa khí CO2-790C được nén với áp lực cao, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín. 
Cách sử dụng và nguyên lý chữa cháy:
Khi xảy ra cháy, xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở khóa van bình. 

Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -790C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới làm tắt đám cháy.

LƯU Ý:
- Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.
- Khi phun phải cầm vào phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh. Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì khí CO2 bị gió phân tán nên hiệu quả thấp.
Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Thay thế những bình bị rò khí.
Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí.
- Thay bình mới khi hết hạn sử dụng.



Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Tóm tắc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

- Bảo hiểm cháy nổ là Sản phẩm (vô hình) của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
- Vì sao gọi là bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc? Vì Luật PCCC bắt buộc các doanh nghiệp phải mua theo nghhị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ.
Khi tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại bởi nguyên nhân cháy, nổ.... thì được Công ty bảo hiểm bồi thường.
- Các trường hợp sau sẽ không được bảo hiểm:
+ Những thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.
Những thiệt hại do cháy, nổ gây ra cho bên thứ ba.
Tiền, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế, trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
Hàng hoá do khách hàng ký gửi (hàng nhận gia công) trừ khi những hàng hoá đó được xác nhận trong danh mục tài sản bảohiểm.
Những thiệt hại do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ.
Những thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại (hành động trục lợi bảo hiểm).
Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.
Tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt.
Động đất, núi lửa phun hay những biến động khác của thiên nhiên.
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể nhờ nhân viên tư vấn xem xét loại bỏ những trường hợp loại trừ trên.
- Thời hạn bảo hiểm là 1 năm. Thời điểm bắt đầu bảo hiểm tính từ thời điểm bắt đầu ký hợp đồng hoặc một thời điểm nào đó sau khi ký hợp đồng.
Chi phí để mua bảo hiểm này bao nhiêu? Xem tại đây. 
Khi mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại MIC sẽ được xem xét giảm phí bảo hiểm theo điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp bạn mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc sẽ được bảo hiểm MIC (Military Insurance Corporation) cấp Giấy chứng nhận Bảo Hiểm Cháy Nổ Bắt Buộc khi ký hợp đồng bảo hiểm theo Thông tư 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ Tài Chính. Khi đó sẽ tuân thủ, đáp ứng được yêu cầu của Công an/ Phòng cảnh sát PCCC của huyện, tỉnh trên địa bàn doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh - Để mà an tâm sản xuất.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc năm 2017 có gì mới?
Vẫn áp dụng theo Hướng dẫn của Thông tư 220-2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 về Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Tuy nhiên, một số ngành có rủi ro cháy nổ cao như gỗ, giấy, may mặc, vải sợi, len, da giầy, sơn...thì không còn được giảm phí bảo hiểm như Thông tư này đã hướng dẫn; đồng thời mức khấu trừ (Số tiền mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm): áp dụng tối thiểu là 10% giá trị tổn thất.

Xem thêm phí bảo hiểm cháy nổ tại: congtybaohiem24h.com